HomeCẩm nang dinh dưỡng

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cần lưu ý khi uống?

Tía tô là một loại thảo mộc thường xuất hiện trong các món ăn như một loại gia vị. Không chỉ vậy, lá và hạt tía tô còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số đó, lá tía tô được sử dụng nhiều nhất.

Tía tô là loại cây thân thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép có răng, mặt dưới màu tía, có khi cả hai mặt màu tím, nâu hoặc xanh có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả nhỏ, hình cầu. Toàn cây có mùi thơm và nhiều lông. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, tính mát hòa cùng đại hồi, cam thảo, quế chi có tác dụng sát trùng rất hiệu quả. Nó vô cùng tốt cho việc chăm sóc sức khỏe. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cần lưu ý những điều gì khi uống? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tỷ lệ chất béo tốt trong lá tía tô góp phần ngăn ngừa bệnh tim. Nó giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, ngăn chúng trở nên cứng và dễ bị tích tụ mảng bám. Các chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng giúp hạn chế quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm bạn ăn, giữ chúng bên ngoài thành động mạch để ngăn chúng tích tụ và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng.

Tốt cho hệ thần kinh và não bộ

Vì tía tô có đặc tính chống oxy hóa mạnh, các loại dầu từ loại thảo mộc này có tác dụng mạnh mẽ đến trung tâm thần kinh tại não, giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Nó cũng giúp tối ưu hóa chức năng não và giúp ích rất nhiều cho trí nhớ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Maryland (Mỹ) cũng cho rằng ALA trong hạt tía tô có thể dùng để điều trị chứng trầm cảm.

Công dụng bất ngời của nước lá tía tô - tốt cho hệ thần kinh
Công dụng bất ngời của nước lá tía tô – tốt cho hệ thần kinh

Giảm cholesterol xấu

Lá tía tô chứa một lượng khá lớn vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa khác, có khả năng làm giảm LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt). Đây là một tác dụng cực kỳ quan trọng vì nó có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các hợp chất trong lá tía tô đã được nghiên cứu và chứng minh có thể kích hoạt chức năng của interferon, từ đó thúc đẩy sức khỏe của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Uống nước lá tía tô giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch
Uống nước lá tía tô giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch

Ngăn ngừa ung thư

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên lá tía tô có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bạn càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa, thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.

Chống nhiễm trùng và sưng tấy

Lá tía tô có chứa axit rosmarinic. Đây là một hợp chất giúp ngăn ngừa sưng tấy trên da.

Ngoài ra, nhờ các hoạt chất có lợi trong nước lá tía tô như quercetin, luteolin, acid rosmarinic,… sẽ giúp thuyên giảm một cách hiệu quả tình trạng dị ứng, viêm nhiễm đang diễn ra trên cơ thể bạn.

Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da

Lá tía tô chứa nhiều nước, không chứa đường và giàu chất xơ nên đây là giải pháp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, lá tía tô còn có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Công dụng của lá tía tô giúp làm trắng da, giảm mụn và giảm nếp nhăn. Súc miệng bằng nước lá tía tô có tác dụng làm sạch răng cũng như giúp hơi thở thơm tho.

Lá tía tô trị mụn hiệu quả
Lá tía tô trị mụn hiệu quả

Chống ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề nhiều người gặp phải. Ngộ độc nặng có thể phải nhập viện cấp cứu, nhưng ngộ độc nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Uống nước lá tía tô có thể giúp đào thải một số độc tố tích tụ trong cơ thể, đồng thời cung cấp một số chất dinh dưỡng để bù đắp cho cơ thể.

Chữa bệnh cảm lạnh

Chữa cảm lạnh bằng lá tía tô là phương pháp được người Việt Nam sử dụng từ bao đời nay. Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là vị thuốc giải cảm dùng để chữa các chứng ngoại cảm ở giai đoạn đầu của bệnh.

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để giải cảm như nấu cháo lá tía tô, uống nước lá tía tô, xông hơi cơ thể bằng nước lá tía tô… Nên uống nước lá tía tô khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa

Nhiều người bị nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này cũng khó khỏi. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể thường xuyên uống nước lá tía tô, kết hợp với việc đắp lá tía tô đã giã nát lên vùng da bị mẩn ngứa, từ đó giảm ngứa ngáy, khó chịu một cách đáng kể.

Hỗ trợ điều trị bệnh gút

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hợp chất trong lá tía tô có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase, đây là nguyên nhân hình thành axit uric trong máu và gây ra bệnh gút. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp chống nhiễm trùng khi bị bệnh, giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Điều trị các bệnh về dạ dày

Hai hoạt chất glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng kháng viêm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn bị tổn thương dạ dày. Vì vậy, uống nước lá tía tô giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày hiệu quả.

Điều trị hen suyễn, ho, và đau họng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá tía tô có khả năng giúp cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh hen suyễn.

Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng tấy, đau họng. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi tình trạng bệnh của bạn còn nhẹ, nặng hơn sẽ không mang lại nhiều lợi ích.

Lá tía tô được dùng để chữa ho và đau họng
Lá tía tô được dùng để chữa ho và đau họng

Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng lá tía tô để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

  • Uống nước lá tía tô quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô.
  •  Không dùng lá tía tô khi bị tiêu chảy.
  • Đối với nhiều người, tinh dầu tía tô có thể gây dị ứng nếu dùng trực tiếp trên da. Thử một lượng nhỏ lên da tay, nếu không bị mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hay nổi mẩn đỏ thì tiếp tục sử dụng. Sau khi thoa tinh dầu tía tô lên da, nên đợi ít nhất một giờ trước khi ra nắng cũng như tránh ánh nắng trực tiếp.

Cách nấu nước lá tía tô uống hàng ngày

Khi hiểu được công dụng của lá tía tô và những lưu ý của nó, thì cùng bắt tay vào thực hiện cách nấu lá tía tô mỗi ngày nhé.

Bước 1: Bạn rửa lá tía tô với nước sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại lá tía tô 2 lần nữa và vớt để cho ráo nước.

Bước 2: Bạn đun sôi 2 lít nước lọc tương ứng với khoảng 300 gam lá tía tô tươi, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Chờ đến khi nước lá tía tô gần nguội, bạn lọc lấy phần nước. Rồi vắt khoảng nửa quả chanh (tùy theo khẩu vị bạn thích chua hơn thì cho thêm chanh). Sử dụng nước lá tía tô trong ngày để đảm bảo còn đủ chất dinh dưỡng. Nếu trời nóng, bạn có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng.

Tạm kết

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những tác dụng tuyệt vời của lá tía tô mang lại cho sức khỏe con người. Hi vọng bắt đầu từ ngày hôm nay bạn có thể bổ sung thêm nước lá tía tô vào mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cho mình và người thân nhé.